Phương pháp để theo kịp được tâm lý con
Sau đó giải thích để trẻ hiểu suy nghĩ của cha mẹ. Thỉnh thoảng hãy hài hước khi có thể để trẻ thấy được gần gũi cha mẹ hơn. Khi trẻ biểu lộ sự giận dữ, nên đáp trả bằng giọng nhẹ nhàng và chậm rãi, nhưng nhất quán và thống nhất giữa cha mẹ. Hãy kiên nhẫn nhưng cương quyết để luôn là chỗ dựa cho con.
Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã nhận và điều trị không ít trường hợp có vấn đề trong tuổi dậy thì, có cả trường hợp bệnh nặng ảnh hưởng xấu đến tương lai và tính mạng…Những lời trần tình bất ngờ!…
“Cả đời, con không nghĩ là mình sẽ có em”
Trước khi mang thai, người mẹ đã thông báo với đứa con trai 13 tuổi của mình về đứa em tương lai. Nghe tin, cậu rất vui, nhưng đến khi mẹ mang thai được tám tháng thì con trai bỏ nhà đi. Cha mẹ tìm về, cậu chỉ nói đơn giản “con bị cô la”. Nhìn thái độ con buồn buồn, người mẹ để ý vài ngày sau mới hỏi: “Thời gian gần đây điều gì gây khó cho con?”. Câu trả lời khiến người mẹ ngạc nhiên vô cùng: “Cả đời, con không nghĩ là mình sẽ có em”. Đến lượt người mẹ sốc, chị không ngờ đã báo cho con và con đồng ý rồi lại đổi ý. Thực chất, khi “nắm ngôi vị” con một, cháu đích tôn 13 năm, khi mọi người lo lắng dù em bé chưa xuất hiện vẫn khiến con trai có cảm giác bị bỏ rơi, tổn thương tâm lý nên việc bị cô la chỉ là giọt nước tràn ly.
de-theo-kip-tam-ly-con
“Con chỉ cần mẹ thôi”
Trong phòng khám, một cậu con trai 16 tuổi ngồi sát vào lòng người mẹ, và luôn nói: “Từ ngày ấy (con 14 tuổi), mẹ không còn thương con nữa”.
Đây là tình yêu thương của không ít người mẹ, ôm đồm làm hết mọi việc cho con, thậm chí thay cả vai trò người cha, khiến trẻ không có cơ hội tự lập và lớn lên. Lần hai, theo yêu cầu điều trị, người cha đến khám cùng hai mẹ con. Người cha phân trần: “Tôi rủ đi hoài mà con không chịu đi với tôi”. Người mẹ giải thích, vì không gần gũi cha một thời gian nên cha đã trở nên xa lạ với con trai, không thể tách con ra khỏi mẹ để giúp con cứng cáp và mạnh mẽ. Do đó, giai đoạn cha cần kết thân với con trai hay mẹ với con gái nên thực hiện sau sáu tuổi, có vậy sẽ cùng con nhẹ nhàng bước vào tuổi dậy thì. Người cha đã bỏ qua thời gian vàng khiến đứa con không còn cảm giác cha hiện diện và chỉ cần mẹ thôi.
“Ba con là người tốt nhưng không phải là cha tốt”
Đây là tuyên bố của một thanh niên 20 tuổi được cứu sống sau khi tự tử. Ít ai ngờ hành động nông nổi tuổi 20 lại bắt nguồn từ 10 năm trước, khi cha mẹ bắt đầu bận bịu với việc mở cửa hàng mới. Chàng trai trẻ tâm sự: “10 năm nay, con ăn một mình, chơi một mình, cái gì cũng một mình, không bữa cơm gia đình. Sau đó, nhà mình khá hơn, ba cho con cái Ipad, có mình con, con mày mò chơi rồi… bị nghiện game. 15 tuổi con chán học cũng không ai đoái hoài và rồi nghiện phim sex. Con muốn quan hệ tình dục với bất kỳ người phụ nữ nào mà con nhìn thấy. Con muốn thoát khỏi đam mê nhưng không được nên con tìm đến cái chết”.
Làm cha mẹ – “Nghề” rất khó
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, làm sao để hiểu, trò chuyện với trẻ và giúp trẻ giải đáp thắc mắc cũng như định hướng cho trẻ tốt nhất? BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang – Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho rằng, cần tiếp cận con tích cực bằng cách lắng nghe để thu nhận toàn bộ thông tin mà trẻ muốn truyền tải. Phụ huynh nào biết lắng nghe sẽ thực sự được nghe và cần chú ý cả ngôn ngữ không lời; không nên cắt ngang cho dù ngược ý, và nên đặt câu hỏi mở để trẻ nói hết ý, nhất là những ý không mong đợi của cha mẹ. Sau đó giải thích để trẻ hiểu suy nghĩ của cha mẹ. Thỉnh thoảng hãy hài hước khi có thể để trẻ thấy được gần gũi cha mẹ hơn. Khi trẻ biểu lộ sự giận dữ, nên đáp trả bằng giọng nhẹ nhàng và chậm rãi, nhưng nhất quán và thống nhất giữa cha mẹ. Hãy kiên nhẫn nhưng cương quyết để luôn là chỗ dựa cho con.
BS Quỳnh Trang hướng dẫn: “Cần giúp trẻ tự lập bằng cách tách dần cha mẹ để trẻ hiểu khả năng bản thân và kiểm soát cảm xúc để xây dựng sự tự tin. Làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ để hoàn thiện dần kỹ năng sống là nhiệm vụ kế tiếp của tuổi dậy thì, không thể bỏ qua. Cha mẹ thay vì ngăn cản con đi chơi nhiều, yêu sớm, hãy bình tĩnh vạch ra cho trẻ cần chuẩn bị gì cho khái niệm về tạo dựng gia đình sau này; hãy mạnh dạn và thẳng thắn bàn với trẻ những kiến thức về giới tính mà trẻ vị thành niên nào cũng quan tâm; giúp trẻ hiểu thấu đáo học tập tốt ngoài việc để có kiến thức cho nghề nghiệp sau này, còn có vai trò hiểu biết đúng sai đôi khi rất khó khăn để phân định…
Tóm lại, trong thời buổi mà cha mẹ luôn than phiền thiếu thời gian bên con để hiểu con thì bữa cơm gia đình có vai trò sống còn của tổ ấm, thời điểm cả nhà cùng ngồi lại trò chuyện, chia sẻ là chỗ dựa yên bình cho trẻ vào những thời điểm mà cha mẹ không hề biết con đang cô đơn và tuyệt vọng. Bữa cơm gia đình còn là nơi cha mẹ dễ dàng nhận ra những thay đổi của trẻ khi ra khỏi quỹ đạo và giải quyết ngay gút khi vừa chớm thắt.
Theo PNO
Leave a Reply