Nghệ thuật giúp ứng xử với “Sếp ông” trước “Sếp bà”
Khi biết sếp đang ở nhà, bạn không nên nhắn tin. Dù cho đó là tin nhắn công việc thì khi anh ấy mở tin nhắn cũng không qua khỏi con mắt dò xét của vợ. Nhiều bà vợ quản điện thoại di động của chồng khi ở về nhà.
Bạn có muốn khen sếp thì chỉ nên khen về khả năng quản lý, năng động, tử tế với nhân viên chứ đừng ca ngợi anh ấy đẹp trai hay nói ỡm ờ “bao nhiêu cô gái ao ước có người chồng như thế” trước mặt vợ sếp.
Xây dựng mối quan hệ tốt với sếp trong cơ quan là cần thiết. Nhưng để tránh nằm trong “tầm ngắm” của vợ sếp và rơi vào cảnh “có tiếng mà không có miếng”, các bạn gái nên chú ý những điều sau.
“Cây ngay” vẫn có thể “chết đứng”
Trong cuộc sống có nhiều điều không ngờ. Những chuyện vô tình mà bị hiểu lầm hoặc bị kẻ xấu phao tin đồn nhảm, tạo ra sự ghen tuông của vợ sếp rất dễ xảy ra. Cách tốt nhất là bạn nên khéo léo ứng xử, đề phòng từ xa. Dù bạn có là “cây ngay”, song vẫn có thể bị “chết đứng” như chơi. Đến lúc ấy, dù mọi người có biết bạn bị oan, thì danh dự của bạn cũng đã bị “vấy bẩn”. Chưa kể có người còn nói sau lưng bạn rằng “không có lửa làm sao có khói!”.
“Sếp” không phải là bạn trai
Dù sếp là đàn ông, dù anh ấy có trẻ tuổi, có quý và tin tưởng bạn, bạn cũng luôn luôn phải nhớ đây là “thủ trưởng”. Anh ấy không phải là bạn trai để bạn có thể nũng nịu, dỗi hờn, ngúng nguẩy. Đặc biệt, bạn không dùng nước mắt để giải quyết các bức xúc, mâu thuẫn trong cơ quan. Bạn cũng tránh nhờ sếp, hãy đi cùng bạn bè hoặc tổ công đoàn để tránh “sếp bà” đánh giá bạn là “nhân viên ruột” của anh ấy.
Không lạm dụng chuyện gặp riêng
Khi được sếp gọi vào trao đổi công việc, bạn không nên tạo ra sự thân tình quá mức, cũng không nên tự tiện qua lại phòng sếp tán gẫu. Nếu có việc cần trao đổi, bạn nên hẹn giờ. Đặc biệt, nếu đi uống nước, ăn trưa, bạn có thể kéo thêm một cô bạn nữa cùng đi. Nếu vì lý do công việc, bạn phải đi công tác cùng sếp, đừng coi đó là “ân huệ”, đừng khoe với mọi người với vẻ mặt hớn hở kẻo bị hiểu lầm mục đích chuyến công tác.
Không gọi điện đến nhà khi quá khuya
Khi biết sếp đang ở nhà, bạn không nên nhắn tin. Dù cho đó là tin nhắn công việc thì khi anh ấy mở tin nhắn cũng không qua khỏi con mắt dò xét của vợ. Nhiều bà vợ quản điện thoại di động của chồng khi ở về nhà.
Nếu vì công việc mà phải gọi điện thoại, bạn nên gọi vào máy bàn nhà sếp. Nếu gặp vợ sếp, bạn hãy chào hỏi tử tế và xưng tên và nói rõ mình ở đâu. Bạn cũng cần xin lỗi “chị ấy” rằng: “Em biết giờ này gọi điện là phiền anh chị, nhưng có việc quan trọng cần xin ý kiến sếp. Mong chị thông cảm”.
Chớ tạo ra “dư luận xấu”
Trong cơ quan không phải ai cũng “thiện chí” với bạn. Nếu bạn được sếp quý mến hơn người, bạn càng có nhiều kẻ săm soi. Vì vậy bạn chớ khoe những lời sếp khen hay lạm dụng chuyện “báo cáo riêng”. Bạn cũng đừng lúc nào cũng nói “để tôi nói với sếp…”. Nếu được tin cậy mà biết trước một số thông tin của cơ quan, bạn cũng chớ khoe khoang rằng “sếp bảo với tôi rằng…”.
Leave a Reply