Những điều cần phải biết và lưu ý khi đi mua iPhone cũ đã qua sử dụng
Khi người dùng tiến hành Restore (khôi phục cài đặt gốc) cho thiết bị, máy sẽ yêu cầu bắt buộc nhập tài khoản iCloud cũ để kích hoạt hoặc bạn chỉ có thể sử dụng nó để làm “cục gạch” chặn giấy.
Với tình hình công nghệ số hóa hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt thì việc các nhà sản phẩm cải tiến các sản phẩm của mình là chuyện tất yếu. Một công ty lớn như Apple lại càng tiên phong trong việc đưa ra các sản phẩm mới.
Điển hình là các sự kiện ra mắt các sản phẩm iPhone 6s, 6s Plus gần đây. Nhưng không vì các sản phẩm mới ra mắt mà làm giảm nhiệt đi các sản phẩm đời trước, sức hút của iPhone cũ đã qua sử dụng (iPhone 5, 5s, 6, 6 Plus, …) vẫn còn rất nóng. Những kiến thức, kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn khi quyết định chọn mua cho mình một chiếc iPhone đã qua sử dụng với mức giá vừa với túi tiền.
Các yếu tố cần xem xét và lưu ý khi mua điện thoại iPhone cũ
1. Ngoại hình
Cái đập vào mắt chúng ta đầu tiên có thể kể đến là ngoại hình của sản phẩm, chúng ta phải xem xét coi ngoại hình máy có cấn móp gì không, mức độ còn mới của sản phẩm vì nếu bỏ qua phần này sau này các bạn có thể hối hận vì sự cẩu thả của mình. Vấn đề này tuy không quá quan trong nhưng về sau sẽ gây cảm giác khó chịu trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Kiểm tra hình thức bên ngoài các sản phẩm đã qua sử dụng thì có thể sẽ bị xước nhẹ hoặc hơi bụi ở loa. Nhưng bạn hãy kiểm tra xem ốc có còn nguyên không hay đã bị tháo nhiều lần rồi Kiểm tra Serial number, IMEI, nguồn gốc xuất xứ khi mua iPhone cũ hay iPad cũ.
Tiếp tới bạn kiểm tra viền màn hình của máy xem có dấu hiện đã thay hoặc tháo ra không. Thông thường thì bạn sẽ luôn thấy loa iPhone, iPad có dấu hiện hơi bụi một chút vì đã qua sử dụng nhưng cái này thì có thể nói là không ảnh hưởng nhiều.
2. Màn hình
Về màn hình chúng ta cần chú ý 2 điểm: điểm chết và cảm ứng.
Về phần cảm ứng, kiểm tra cũng tương đối đơn giản. Các bạn lấy 1 icon bất kỳ trên màn hình chính, điều chỉnh nó di chuyển khắp các nơi trên màn hình nếu icon rơi ra trong quá trình thử nghiệm thì màn hình có lỗi về cảm ứng. Quá trình này tương đối phải cẩn thận vì có thể bạn sẽ bỏ qua sót vài nơi trên màn hình.
Về phần điểm chết, các bạn vào youtube gõ tìm kiếm với từ khóa “Blackscreen test” vào trong clip chúng ta sẽ thấy mà hình chúng ta có lộ điểm chết hay không
3. Cảm biến ánh sáng, mic và loa thoại.
Cảm biến ánh sáng là một trong những điều dễ nhận ra của dòng iPhone. Vậy nên khi mua 5s cũ, ta hãy kiểm tra nó bằng cách thực hiện 1 cuộc gọi cho 1 người nào đó. Nếu màn hình tắt khi bạn đưa tay lên vùng cảm biến ánh sáng hoặc đưa điện thoại lên tai để nghe thì chứng tỏ cảm biến ánh sáng vẫn còn tốt. Nếu có thể bạn hãy nói chuyện với đầu dây bên kia để test mic và loa thoại của máy.
4. Camera trước và sau.
Camera là một bộ phận “đáng giá” của iPhone khi tính năng chụp ảnh được đánh giá là một điểm mạnh trên chiếc smartphone này. Vì vậy, hãy mở phần camera để test cả trước và sau, chắc chắn rằng không xảy ra tình trạng nhiễu hay mờ hình.
Bạn cũng nên kiểm tra ống kính để xác định độ trầy xước (nếu có)
5. Độ nhạy của các phím vật lý bất kỳ:
Môt điểm cần chú ý là iPhone cũ rất dễ bị bụi bám, đồng thời, nút Home và Power cũng thường bị liệt và không được nhạy. Vì vậy, nếu bạn giao dịch mua bán nhanh với người bán, bạn nên thử nhấn vài lần để xem độ nhạy của nút có còn tốt không?
6.Kiểm tra khả năng bắt sóng Wifi
Điểm khác là độ nhạy trong việc bắt sóng wifi. Bạn nên thử bật wifi trong phạm vi 3-4m để xem chiếc điện thoại mình định mua có thể bắt được wifi nhanh nhạy không. Nếu không bắt được sóng wifi chứng tỏ máy đó có vấn đề về phần cứng. Hãy so sánh với một chiếc điện thoại khác để chắc chắn sóng wifi vẫn hoạt động tốt khi test.
Những điều bạn cần biết và trang bị khi đi mua iPhone cũ ngoài thị trường
7. Kiểm tra xuất xứ thông qua imei
Dãy ký tự imei (khắc ở mặt sau) của một chiếc iPhone cũ là cực kì quan trọng khi bạn muốn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Nó cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản về về cấu hình của máy, màu sắc, thời hạn bảo hành, nơi sản xuất, thời gian sản xuất và thậm chí là số thứ tự sản xuất của sản phẩm trong tuần.
Để kiểm tra được serial number của iPhone, bạn cần truy cập vào trang iphoneimei.info và nhập vào dãy kí tự imei của máy. Nếu nó không hiển thị thông tin của máy mà có dòng chữ đỏ, chứng tỏ đó là iPhone giả. Còn nếu hiện ra đầy đủ thông tin, bạn sẽ biết được đầy đủ những thông tin về phần cứng và thời hạn bảo hành của máy. Hãy đối chiếu thông tin này với thông tin thực tế của chiếc iPhone mà bạn đang kiểm tra.
8. Thời lượng pin
Một trong những vấn đề cần quan tâm khi mua điện thoại cũ là thời lượng pin của máy bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và quá trình sử dụng của chúng ta. Chẳng ai muốn sử dụng một chiếc điện thoại thông minh nhưng lại luôn trong tình trạng “đèn đỏ”.
Thời lượng pin ban đầu của 1 chiếc iPhone 6 mới vào khoảng gần 5 tiếng hoạt động liên tục với màn hình mở sáng và kết nối wifi (nhiều hơn một chút đối với các thế hệ iPhone trước đó và sẽ thấp hơn khi so sánh với iPhone 6 Plus). Để đánh giá nhanh tình trạng pin của iPhone đã qua sử dụng, bạn hãy bấm thời gian từ lúc bắt đầu thao tác kiểm tra máy và thử sử dụng máy trong khoảng 10 đến 15 phút.
Sau đó chia cho tổng thời lượng pin ban đầu để đánh giá. Nếu phần trăm pin tụt giảm quá nhiều, chắc hẳn pin của máy đã bị hao mòn khá nhiều.
9. Kiểm tra iCloud của máy
Đây là phần cuối cùng nhưng cũng là quan trọng nhất khi mua một chiếc điện thoại iPhone cũ đã qua sử dụng. Hiểu 1 cách đơn giản, iCloud chính là ổ khóa để bảo mật thông tin cho 1 chiếc điện thoại iPhone. Nếu máy đã được cài đặt sẵn tài khoản iCloud và đó không phải là tài khoản của bạn thì khả năng chiếc iPhone đó sẽ trở thành cục gạch là rất cao nếu người chủ của máy kích hoạt chế độ báo mất máy.
Ngoài ra, bạn cũng không thể thực hiện bất kì việc cài đặt/nâng cấp hệ điều hành cho máy nếu không nắm giữ được tài khoản này. Vì vậy, để tránh những rủi ro không đáng có, hãy kiểm tra thật kĩ iPhone để chắc chắn tài khoản iCloud cũ đã được gỡ bỏ khỏi máy trước khi tiến hành giao dịch.
Thông thường, khi kiểm tra iPhone iPad cũ, chúng ta thường chỉ kiểm tra xem máy có đang đăng nhập tài khoản iCloud của ai đó hay chưa. Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường đã xuất hiện thêm một hình thức lừa đảo mới “cao cấp” hơn là iCloud ẩn, mặc dù thiết bị thông báo không có tài khoản iCloud nào đang đăng nhập trong máy nhưng trên thực tế, máy chủ Apple vẫn lưu giữ trạng thái khóa của máy.
Khi người dùng tiến hành Restore (khôi phục cài đặt gốc) cho thiết bị, máy sẽ yêu cầu bắt buộc nhập tài khoản iCloud cũ để kích hoạt hoặc bạn chỉ có thể sử dụng nó để làm “cục gạch” chặn giấy.
Chúc các bạn có thể tìm được cho mình 1 chiếc iPhone phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình !
Leave a Reply